Quá trình hình thành và phát triển

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
 
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 14454/QĐ.UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là đơn vị trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Thực hiện theo Thông tư số 16/2011/TTLT-BCT-BNV ngày 05/4/2011 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương, Trung tâm đã xây dựng đề án kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm và được Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt tại Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 07/04/2016 về việc Kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với bộ máy tổ chức hiện nay gồm Ban Giám đốc và 03 phòng ban với tổng số 15 biên chế, các phòng ban gồm:
 
- Phòng Hành chính – Tổng hợp.
- Phòng Khuyến công và Tư vấn.
 
  
 
 
 
 
LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
 

I. Ban Giám đốc


1. Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm.

 
- Ông: Huỳnh Trung Hải
- Sinh năm: 1984
- Điện thoại cơ quan: 02543.512.012
* Nhiệm vụ: Phó Giám đốc Trung tâm Giúp việc cho Giám đốc, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của Giám đốc. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
 
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
 
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Sở về hoạt động khuyến công; cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp theo quy định của pháp luật. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước của Sở Công Thương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có kinh phí hoạt động, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
 
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
 
1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về hoạt động khuyến công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 
2. Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công đã được phê duyệt.
 
3.  Tổ chức đào tạo hoạt liên kết đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.
 
4. Xây dựng, lưu trữ và khai thác dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn tại địa phương. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp, hoạt động khuyến công tại địa phương.

5. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm, các hội thi, hội thảo, hội chợ, diễn đàn về khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương.

6. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ khuyến công cho các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động khuyến công.

7. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ để thực hiện chương trình, đề án khuyến công và tham gia hoạt động khuyến công tự nguyện tại địa phương.

8. Thực hiện hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương trong các lĩnh vực: Ưu đãi đầu tư; khoa học – công nghệ; mặt bằng sản xuất; thông tin thị trường; tài chính, tín dụng; đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và các lĩnh vực có liên quan khác.

9. Tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công và các chính sách khuyến công khác theo quy định của pháp luật.
 
10. Thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp và thương mại ở địa phương:
 
a. Tư vấn lập án: Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch khu, cụm công nghiệp; quy hoạch điện lực; quy hoạch thương mại của địa phương;
b. Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, thương mại và công trình dân dụng;
c. Tư vấn về khia thác, chế biến khoáng sản; tư vấn về kiểm tra an toàn, hiệu chỉnh các thiết bị khoan, máy nổ mìn trong hoạt động khoáng sản và thi công sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d. Tư vấn các lĩnh vực sản xuất sạch hơn, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động tư vấn, giám sát; thẩm tra, thẩm định kỹ thuật dự án, các công trình kỹ thuật công nghiệp và thương mại khác theo quy định của pháp luật.
 
11. Thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, bao gồm:

a. Xây dựng các đề án, chương trình về tiết kiệm năng lượng và tham gia xây dựng các văn bản pháp quy có liên quan đến vấn đề năng lượng, hình thành khung chính sách về tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh;
b. Tư vấn trong việc xây dựng các định chuẩn năng lượng cho các ngành như: Xây dựng, công nghiệp, giao thông công chính; tham gia xây dựng, hoạch định các chương trình ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để hạn chế tổn thất năng lượng;
c. Xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lượng; đánh giá, xây dựng chiến lược, quy hoạch sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
d. Tư vấn, xây dựng và triển khai các mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
e. Triển khai các biện pháp kiểm toán năng lượng, giải pháp kỹ thuật phục vụ việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại cơ sở tiêu thụ năng lượng; tư vấn, chuyển giao công nghiệ, mua bán trang thiết bị, công nghệ có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng;
f. Tư vấn về các quy hỗ trợ, nguồn tài chính ưu đãi cho đầu tư vào tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp cận với các chính sách, nguồn vốn ưu đãi trong việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, đầu tư daayc huyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm mới, đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường;
g. Đào tạo kiến thức sử dụng hiệu quả năng lượng, trình diễn công nghệ hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng; tổ chức tập huấn về quản lý năng lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật công nghệ; tuyên truyền, thông tin, quảng bá và triển khai các hoạt động nhằm tiết kiệm năng lượng; tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành;
h. Khảo sát, đo lường và đánh giá tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở tiêu thụ năng lượng, bao gồm các đơn vị sản xuất công nghiệp thuộc các ngành: Công nghiệp khai thác; ngành cơ khí; luyện kim; hóa chất; dệt may, da giày; sản suất vật liệu xây dựng; điện, ga, nước và các cơ sở dịch vụ và thương mại, các tòa nhà, hệ thống chiếu sáng đô thị;
i. Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cung cấp các giải pháp kỹ thuật, trang bị các thiết bị hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng. Tập hợp lực lượng chuyên gia của các ngành để thực hiện các chương trình, dự án (trong nước và các tổ chức quốc tế) về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

12. Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm theo các đề án, chương trình khuyến công.

13. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo yêu cầu của Sở Công Thương, Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương.

14. Đề xuất khen thương cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương.

15. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Công Thương giao.