Bán hàng trực tiếp: Sân chơi mới của công nghiệp dệt may
Thương hiệu thời trang Trung Quốc ưa thích của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet đang tạo ra sân chơi mới cho ngành công nghiệp dệt may thế giới.
Tỷ phú Warren Buffett khẳng định tất cả quần áo của mình là hàng “made in China”. Đó không phải là một thợ may riêng tại Hong Kong (như hình dung của số đông), người giàu thứ 3 thế giới thích sản phẩm của Dayang Group – một công ty thời trang nam có khoảng 5.000 nhân công.
Hiện nay, công ty quần áo khổng lồ này của Trung Quốc chiếm 30 triệu USD trong cổ phần tại Công ty thời trang Indochino – một startup thời trang tại Vancouver (Canada), chủ yếu bán hàng qua mạng. Indochino sẽ nhận các số đo cơ thể từ khách hàng và may các loại trang phục dành cho nam. Trong hợp đồng, công ty này nêu rõ sẽ chỉ may quần áo theo số đo mà khách hàng cung cấp chứ không trực tiếp thực hiện việc này.
Số tiền mặt 30 triệu USD sẽ giúp Indochino sau 9 năm hoạt động có thể mở rộng dòng sản phẩm và mở thêm các chi nhánh bán lẻ. Giống như Bonobos, Warby Parker và nhiều công ty bán hàng trực tiếp khác, Indochino dần dần chuyển từ mô hình chỉ hoạt động trên web sang việc mở các showroom. Công ty này đã có 7 cửa hàng ở Bắc Mỹ và có kế hoạch mở thêm 10 cửa hàng vào cuối năm.
Indochino hy vọng, vào năm 2020 sẽ có 150 cửa hàng ở khắp thế giới. Đây chính là mô hình kinh doanh Brick and Mortar (công ty hoạt động bán hàng online nhưng có cửa hàng offline để khách hàng có thể xem hàng và tiếp xúc với nhân viên).
Trong khi đó, đối với Dayang, thỏa thuận này là một cách để công ty mở rộng thị trường tại Bắc Mỹ. Công ty Trung Quốc này đã sản xuất quần áo cho Ralph Lauren, J. Crew và Banana Republic. Vào năm 2009, trong video tiếp thị nhân dịp 30 năm kinh doanh của Dayang, Warren Buffett đã tiết lộ ông là khách hàng trung thành của hãng. Nhà đầu tư nổi tiếng cũng tiết lộ bốn nhà đầu tư cho Berkshire Hathaway cũng rất ưa chuộng Dayang, bao gồm cả người giàu nhất thế giới Bill Gates.
Nhà đầu tư 85 tuổi Buffet tất nhiên không phải là biểu tượng thời trang như Nick Wooster hay Lapo Elkann, vì thế, ông không chọn quần áo theo tiêu chí về thời trang. Ông mua quần áo như một nhà đầu tư. “Trước khi một người thông minh click vào nút “mua hàng”, anh ta sẽ cân nhắc tối đa sự tương đồng giữa chất lượng và chi phí”, Bloombergbình luận.
Những “quảng cáo” của Buffet không phải là một lời ca ngợi trong hợp đồng giữa hãng và tỷ phú giàu thứ 3 thế giới. Đó chỉ là lời tiên tri cho ngành công nghiệp dệt may, đầy kỳ lạ và thú vị.
Những startup như Indochino hình thành ngày càng nhiều và loại bỏ những bước trung gian giữa hãng sản xuất và khách hàng. Khi đó, bạn muốn một bộ quần áo, bạn sẽ gửi yêu cầu trực tiếp đến hãng sản xuất mà không cần phải đến những cửa hàng lớn, shop quần áo và trả những khoản tiền chênh lệch cho họ. Đó là một sân chơi mới.
Danh sách những công ty tiếp thị theo cách này đã bắt đầu dài hơn vào những năm gần đây. Với hãng chuyên thời trang nam có Bonobos, J. Hilburn, Trumaker; lĩnh vực giày có Jack Erwin, Paul Evans. Đó đều là những thương hiệu xuất sắc, phong cách, dịch vụ khách hàng tốt và các công ty này tìm kiếm nguồn cung ứng trên khắp thế giới.
Dayang, nổi tiếng với những bộ trang phục dành cho quan chức Trung Quốc và đã có những mẫu thiết kế lấn sân sang thị trường Mỹ. Mùa hè năm ngoái, công ty đã có showroom đầu tiên tại Mỹ, rộng hơn 370m2 tại Midtown Manhattan, cùng khu vực với những mặt hàng chủ lực của thương hiệu Brooks Brothers.
Sau thương vụ 30 triệu USD, Indochino trở thành thương hiệu bán lẻ cho Dayang, cũng như lãnh trách nhiệm làm marketing, thiết kế, dịch vụ khách hàng cũng như các mặt hàng thời trang đơn giản, lịch lãm và thể thao của Trung Quốc.
Hình thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng ngày càng trở nên phổ biến hơn, đang thay đổi ngành dệt may thế giới.
Theo Doanhnhansaigon
CÁC TIN TỨC KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC: