Phát triển công nghiệp: Đi tìm giải pháp đột phá
Thời gian qua, ngành công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao. Dù vậy, giá trị do doanh nghiệp trong nước tạo ra vẫn thấp. Do đó, nếu không có giải pháp đột phá, sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa.
Chưa phát triển được ngành công nghiệp chủ lực
Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành công nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế và là một trong những ngành giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam sau 10 năm (2006 – 2017) tăng gần 3,5 lần với tỷ trọng đóng góp vào GDP duy trì ổn định khoảng 31 – 32%, và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước (chiếm 57,4% vào năm 2017). Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đang giảm trong những năm gần đây, từ 14,3%/năm của giai đoạn 2006 – 2010 xuống 10%/năm trong giai đoạn 2011 – 2017 và giảm hầu hết trong các nhóm ngành công nghiệp (ngoại trừ ngành công nghiệp điện tử).
Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Khẳng định giá trị của ngành công nghiệp trong nước chưa cao, báo cáo của Bộ Công Thương đã chỉ rõ: Hiệu quả sản xuất xét trên khía cạnh giá trị gia tăng và xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn; tác nhân chính tạo chuyển dịch cơ cấu và giá trị vẫn là doanh nghiệp FDI chứ không phải là doanh nghiệp trong nước; xuất khẩu hàng hóa phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Phân tích sâu hơn, báo cáo nêu rõ, công nghiệp phụ thuộc vào khu vực FDI, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hạ nguồn; khâu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng tạo ra còn thấp, linh kiện phụ tùng phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP thay đổi chậm (khoảng 18%) vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa và so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, nội lực và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn yếu, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp công nghiệp rất ít (cả nước chỉ có gần 80.000 doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo), khả năng tài chính và công nghệ hạn chế.
Đơn cử như ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành, phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ôtô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động. Ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ôtô thực sự; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Một số nhóm hàng chính của Việt Nam, trong đó có nhiều nhóm hàng thuộc ngành công nghiệp như chế biến, chế tạo, khoáng sản – luyện kim, công nghiệp hỗ trợ… đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt.
Hướng tới mục tiêu tạo giá trị gia tăng
Theo Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025, Bộ Công Thương đang tập trung vào một số giải pháp lớn nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh để đưa nền công nghiệp Việt Nam hướng tới mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.
Cụ thể, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây dựng chính sách và giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên có tiềm năng và cơ hội phát triển như công nghiệp ôtô, dệt may, da giày, điện tử, khoáng sản, công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách công nghiệp cụ thể; đổi mới quan điểm và nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước về vai trò của công nghiệp; bố trí nguồn lực để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế phát triển công nghiệp địa phương. Theo đó, cần xây dựng chính sách để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm một số doanh nghiệp tiềm năng có thể phát triển thành những tập đoàn tầm cỡ khu vực và quốc tế; đặc biệt lưu ý đến việc bảo vệ thị trường nội địa và mở rộng thị trường quốc tế. Trọng tâm của chính sách công nghiệp là xác định một số ngành ưu tiên trong mỗi giai đoạn phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế quốc gia, tận dụng lợi ích từ hội nhập…
Phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cũng cần bám sát các định hướng tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nội dung trọng tâm, cụ thể là kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm công nghiệp.
Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam cần có Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các ngành công nghiệp để nhận diện mang tính chiều sâu về phát triển công nghiệp nói chung |
Theo congthuong.vn
CÁC TIN TỨC KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC: