GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
Xác định mục tiêu và nội dung của họat động khuyến công được quy định tại nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ, các chương trình khuyến công hàng năm của BR-VT đều hướng đến các doanh nghiệp, các cơ sở CNNT với các nội dung hỗ trợ như đào tạo nghề, áp dụng công nghệ mới đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị, trình diễn mô hình kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, tổ chức các lớp tập huấn về công tác khuyến công hướng dẫn các văn bản về chính sách khuyến công,… cụ thể trong năm 2013 hoạt động khuyến công BR-VT đã đạt được kết quả nhất định đã triển khai thực hiện hoàn thành 38 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ là 11,222 triệu đồng trong đó có 02 đề án khuyến công quốc gia với kinh phí là 250 triệu đồng, và 36 đề án khuyến công địa phương với kinh phí thực hiện là 10,972 triệu đồng, cụ thể như sau:
– Chương trình đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ. Đây là chương trình trọng tâm nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chủ trương của tỉnh. Tính đên cuối năm 2013, Trung tâm khuyến công đã phối hợp với trường Cao đẳng nghề tỉnh đang tổ chức đào tạo cho 700 học viên.
– Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc tiến tiến vào sản xuất đã hỗ trợ cho 15 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn ngân sách hỗ trợ là 1,533 triệu đồng, thu hút vốn đối ứng của các doanh nghiệp, cơ sở là 9,217 triệu đồng, co thể thấy chương trình này đã thu hút một lượng vốn đối ứng của doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn để mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất tạo ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nhằm giảm dần cách tổ chức sản xuất tự phát, manh mún và kém hiệu quả giúp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển dần nhận thức sản xuất thủ công, bán thủ công khuyến khích đầu tư máy móc hiện đại công nghệ truyền thống.
– Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn đã tổ chức bình chọn 3 cấp xã, huyện và tỉnh với kinh phí thực hiện là 536 triệu đồng và đã có 108 sản phẩm,bình chọn cấp xã, 53 sản phẩm bình chọn cấp huyện và 20 sản phẩm bình chọn cấp tỉnh, bên cạnh đó cũng đã tăng cường công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm như hội chợ sản phẩm công nghiệp Đà Nẳng, hội chợ Công thương khu vực Đông nam bộ Bình Phước, hội chợ Công nghiệp-thương mại BR-VT…hơn nửa, đã hỗ trợ 02 doanh nghiệp xây dựng và phất triển thương hiệu cho 2 sản phẩm là máy ép của trấu của công ty Hoàng phi và sản phẩm mắm bằm Đất đỏ của công ty Khang Anh –Đất đỏ.
– Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công đã tổ chức 3 lớp tập huấn về công tác khuyến công nhằm phổ biến cho mạng lưới khuyến công viên, các cơ sở công nghiệp nông thôn nắm bắt các chính sách, văn bản mới về khuyến công để thực hiện tốt công tác khuyến công trong thời gian tới.
– Về chương trình dài hạn, trong năm 2013 Trung tâm đã khảo sát xây dựng chương trình khuyến công tỉnh BR-VT đến năm 2020 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 614/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2014 làm cơ sở triển khai các chương trình khuyến công trong những năm tiếp theo.
– Chương trình sản xuất sạch hơn: Trung tâm đã triển khai thực hiện đề án “ Đánh giá chi tiết sản xuất sạch hơn và hỗ trợ ứng dụng thiết bị áp dụng sản xuất sạch hơn cho công ty cổ phần Minh Nghĩa” với kinh phí hỗ trợ là 108 triệu đồng thu hút hơn 141 triệu đồng vốn đối ứng của doanh nghiệp . Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức 2 lớp tập huấn về sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến hải sản trên địa bàn tỉnh nhằm giúp cho các doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về sản xuất sạch hơn, ứng dụng sản xuất sạch vào sản xuất tiết kiệm chi phí cho sản xuất.
– Chương tình khuyến công khác: nhằm tạo cơ sở dữ liệu về công nghiệp nông thôn trên địa bà tỉnh qua đó xây dựng đề xuất chương trình hỗ trợ kinh phí khuyến công trong thời gian tới, Trung tâm thực hiện các đề án như: điều tra khảo sát các cơ sở công nghiệp nông thôn để đánh giá hiện trạng, xem xét đánh giá hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới; đề án điều tra sản phẩm làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch,…
– Chương trình tiết kiệm năng lượng và tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp: năm 2013, trung tâm đã thực hiện 8 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ là 1.073.480.000 đồng tăng 70% so với năm 2012. Trong đó chủ yếu là hỗ trợ máy nước nóng năng lượng mặt trời cho các trường mầm non với 4 đề án. Còn lại là các đề án như: đề án lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho tòa nhà trụ sở UBND thị trấn Đất Đỏ; đề án hỗ trợ hệ thống máy phát điện chạy bằng khí sinh học biogass; tổ chức hoạt động tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng theo tiêu chuẩn Iso 50001 cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Trung tâm còn xây dựng đề án khảo sát, xây dựng chương trình hỗ trợ máy nước nóng giai đoạn 2013-2017 để hỗ trợ các trường mầm non trên toàn tỉnh.
Với những thành công đã đạt được trong năm 2013, năm 2014 Trung tâm khuyến công tiếp tục xây dựng chương trình 2014 và đã được UBND tỉnh phê duyệt 34 đề án theo quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 3/10/2013 với tổng kinh phí hỗ trợ là 11,091 triệu đồng và phê duyệt của Bộ Công Thương là 04 đề án theo quyết định 5680/QĐ-BCT ngày 25/6/2014 về việc ngưng, điều chỉnh kế hoạch kinh phí KCQG 2014 với kinh phí hỗ trợ là 560 triệu đồng. Trong đó, các đề án khuyến công chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc đầu tư, thay đổi máy móc thiết bị nhằm đem lại hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất cũng như chất lượng của sản phẩm.
Nghiệm thu đề án hỗ trợ đầu tư máy thổi chai và máy nén khí tại công ty TNHH SX- TM – DV Hoàng Ẩn, xã Phước Hưng, huyện Long Điền.
Đến nay, Trung tâm đã triển khai và hoàn thành 25/34 đề án KCĐP, đạt 73% kế hoạch. Trong đó các đề án hoàn thành chủ yếu là đề án ứng dụng máy móc thiết bị như:
– Chương trình Khuyến công phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ: năm 2014, Trung tâm Khuyến công tập trung vào hỗ trợ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với các đề án như: tiếp tục đào tạo 400 lao động ngành công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2; đề án đào tạo 300 lao động cơ khí cho các cơ sở cơ khí; chương trình hội thảo kết hợp giới thiệu trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Đề án khảo sát, tư vấn máy móc thiết bị mới sản xuất cơ khí cho 10 cơ sở cơ khí; đề án hỗ trợ lãi suất vay cho 05 cơ sở cơ khí đầ tư đổi mới công nghệ.
– Chương trình khuyến công về hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc thiết bị: 16/19 đề án với tổng kinh phí đã giải ngân là 1,873 triệu đồng.
– Chương trình khuyến công khác: 03 đề án đã hoàn thành 100% đó là in ấn brochure quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn, đề án tập huấn công tác khuyến công và đề án nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất; các đề án khác hầu như đã hoàn thành hơn 80% khối lượng như: đề án tham gia hội chợ đã tham gia 2/3 hội chợ gồm hội chợ tại Bình Thuận và hội chợ tại Tịnh Biên An Giang; đề án Bình chọn sản phẩm đã bình chọn xong cấp huyện,…
Tuy nhiên, hoạt động khuyến công của tỉnh thời gian qua cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế như :
– Việc triển khai thực hiện Chương trình đào tạo nghề còn chồng chéo với chương trình đào tạo lao động nông thôn, đối với chương trình đào tạo lao động tại chỗ cho doanh nghiệp thuộc chương trình khuyến công do ảnh hưởng tình hình kinh tế đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đơn đặt hàng giảm nên một số lao động sau khi tham gia khóa học việc làm không ổn định, phải phụ thuộc vào đơn đặt hàng của cơ sở. Dẫn đến, không đảm bảo được thu nhập cho người lao động, một số đã phải chuyển nghề tìm việc khác ổn định hơn.
– Đội ngũ viên chức làm khuyến công chưa thật sự mạnh và chuyên nghiệp, năng lực hạn chế nhất là đối với các cán bộ khuyến công ở địa phương và chưa thu hút được lực lượng tham gia vào khuyến công do thu nhập thấp bên cạnh đó không có phụ cấp công vụ.
– Các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc thiết bị mới nhằm tăng năng suất sản xuất nhưng sản phẩm đơn điệu, khả năng cạnh tranh kém, công tác quản lý còn hạn chế, không tăng cường mở rộng thị trường nên kha năng tiêu thụ thấp vì vậy hầu hết các cơ sở sau khi đầu tư chưa khai thác hết công suất của máy, thậm chí có cơ sở chỉ hoạt động với 30% công suất.
– Công tác tuyên truyền về chính sách khuyến công tuy thực hiện thường xuyên nhưng nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của các nội dung hỗ trợ.
Với những khó khăn, hạn chế trên, Trung tâm Khuyến công đề xuất các giải pháp như sau:
– Chú trọng công tác đào tạo nghề ưu tiên cho các ngành, nghề truyền thống nhằm phát triển các sản phẩm có chất lượng mang tính đặc trưng của địa phương
– Liên kết với các cơ sở công nghiệp nông thôn tìm đầu ra cho sản phẩm như 1 chuỗi liên kết.
– Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gở những khó khăn vướng mắc của các cơ sở công nghiệp nông thôn nhằm đề xuất chương trình hỗ trợ cho các cơ sở phù hợp với quy định của Nhà nước.
– Cũng cố kiện toàn bộ máy, nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức đang công tác tại trung tâm song song với việc phát triển mạng lưới cộng tác viên sâu rộng tại các huyện, thị xã, thị trấn, xã … trên địa bàn tỉnh nhằm nắm bắt tình hình tại địa phương, hỗ trợ kịp thời cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
– Tăng cường đi công tác cơ sở để nắm bắt tình hình thực tế của địa phương.
– Trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về chuyên môn, về việc xây dựng triển khai các đề án khuyến công của các tỉnh bạn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động khuyến công.
– Thiêt lập quan hệ chặt chẽ và đẩy mạnh công tác phối hợp với các địa phương và các tổ chức đoàn thể nâng cao hiệu quả công tác phối hợp.
Phòng Khuyến Công
CÁC TIN TỨC KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC: