Dự báo lĩnh vực cảng biển, logistics tăng trưởng dương trong năm nay
Theo dự báo của các chuyên gia, tổng sản lượng container quốc tế tại cảng biển ước tính tiếp tục tăng trưởng 6-7% trong năm 2020, với con đường tăng trưởng mở đầu bằng các công ty có nguồn vốn FDI – đây là mức tăng trưởng tương đương so với năm 2019.
Các chuyên gia phân tích của SSI cho biết, ước tính năm 2019 lượng hàng hóa qua cảng biển quốc tế ở Việt Nam đạt 19 triệu tấn TEU, tăng 6,7% so với năm 2018. Cảng nước sâu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao.
Trong năm 2019, ước tính các cảng ở Cái Mép có tổng sản lượng tăng 26% với 3,5 triệu TEU. Mức tăng trưởng này được hỗ trợ từ các hoạt động M&A liên quan đến các công ty vận tải biển lớn trên toàn cầu, vì họ cần phải cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng các tàu lớn hơn và có các tuyến chung. Ngoài ra, cảng nước sâu Lạch Huyện 1+2 (ở Hải Phòng) cũng đạt 60% công suất trong năm thứ 2 hoạt động.
Cũng theo SSI, năm vừa qua vận chuyển trong nước tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh về giá, trong khi vận chuyển quốc tế cố sự phục hồi nhẹ về thuế quan. Ở trị trường trong nước, nhu cầu vận tải biển rất yếu, do đó giá thường không thay đổi so với năm ngoái (khoảng 2-2,5 triệu/TEU vận chuyển từ Hải Phòng tới TP. Hồ Chí Minh). Đối với thị trường quốc tế, mức thuế bình quân khôi phục nhẹ ở mức 7% đối với cước vận chuyển dầu thô (tàu chở dầu thô). Trong khi đó đối với cước vận chuyển hàng khô, giá bình quân không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái.
Về triển vọng thị trường năm 2020, nhiều ý kiến cho rằng, từ những kết quả năm 2018 có thể thấy rằng trong năm nay các công ty cảng biển nhiều khả năng sẽ tăng trưởng yếu. Theo dự báo, ước tính doanh thu cảng biển tăng trưởng chỉ ở mức 3-5%, và tăng trưởng lợi nhuận không thay đổi trong năm 2020, vì cạnh tranh trong ngành vẫn còn mạnh.
Có thể kể tới như ở TP. Hải Phòng, có 2 cảng mới đi vào hoạt động (gồm cảng MIPEC và Vinalines Đình Vũ). Hai cảng mới này có công suất hoàn toàn mới khoảng 900 nghìn TEU, chiếm khoảng 15% công suất hiện tại của Hải Phòng. Trong khi đó, nhu cầu có thể chỉ tăng khoảng 6-7%. Điều đó có nghĩa là mặc dù nhu cầu cho toàn ngành có tăng trưởng nhưng sản lượng cho từng công ty có thể vẫn không thay đổi.
Bên cạnh đó, ngành vận tải biển có thể gặp khó khăn khi từ ngày 01/01/2020, theo quy định của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO), tất cả các tàu phải sử dụng nhiên liệu hàng hải với hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,5% so với mức giới hạn cũ là 3,5%. Quy định này khiến nhu cầu về nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp đột ngột trong bối cảnh nguồn cung thấp đã đẩy giá nhiên liệu có lưu huỳnh thấp lên cao hơn 30-50%. Điều này đã tác động tiêu cực trong ngắn hạn lên các công ty vận tải có tuyến quốc tế.
Đối với thị trường trong nước, mặc dù IMO 2020 không được áp dụng nhưng các chuyên gia ước tính nguồn cung cho thị trường trong nước sẽ tăng đột biến. Nguyên nhân do nhiều tàu quốc tế có thể quay lại thị trường trong nước nếu họ không đáp ứng được yêu cầu IMO mà có thể có lãi, điều này sẽ gây ra áp lực giảm giá ở thị trường trong nước.
Theo congthuong.vn
CÁC TIN TỨC KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC: