Xin Bộ trưởng điểm qua đôi nét về những thành tựu chính của ngành trong 65 năm qua?
BỘ TRƯỞNG TRẦN TUẤN ANH: Trải qua 65 năm phấn đấu liên tục, ngành Công Thương đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian hòa bình lập lại (năm 1954) đến khi thống nhất đất nước (1975), ngành Công Thương đã trở thành kinh tế mũi nhọn, làm động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế vượt bậc ở miền Bắc, làm tốt nhiệm vụ chi viện cho cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Sau thời gian khôi phục kinh tế và ứng phó với cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt, rất nhiều nhà máy công nghiệp nhẹ (nhà máy dệt may, xay sát, cao su, xà phòng, thuốc lá…) đến công nghiệp nặng (nhà máy điện, than, thủy điện, xi măng Hải Phòng, hóa chất Việt Trì, gang thép Thái Nguyên, cơ khí Hà Nội, dệt Nam Định và hàng loạt nhà máy cơ điện khắp các tỉnh) đã được khôi phục và phát triển; đồng thời cũng đã hình thành các khu công nghiệp mới ở Việt Trì, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Vinh… Trong 20 năm, kể cả thời gian có chiến tranh phá hoại, giá trị tổng sản lượng công nghiệp ở miền Bắc (tính theo giá cố định) đã tăng hơn 15 lần, riêng ngành điện tăng hơn 25 lần, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chống chiến tranh phá hoại, cung cấp máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Trong điều kiện khôi phục kinh tế hay có chiến tranh phá hoại, nội thương và ngoại thương ngày càng phát triển. Khi hàng hóa còn khan hiếm của thời chiến, thị trường có tổ chức từ mức 18% (năm 1955) đã tăng lên 75% (năm 1975) trong toàn hệ thống nội thương, đảm bảo đời sống tối thiểu của người dân trong chiến tranh, với giá cả khá ổn định, đồng thời chi viện tốt nhất cho nhu cầu của chiến trường. Ngay trong điều kiện chiến tranh, xuất nhập khẩu cũng phát triển ngoạn mục. Năm 1955 xuất khẩu mới đạt 6 triệu R-USD, thì năm 1975 xuất khẩu đã đạt 130 triệu R-USD, tăng hơn 21 lần, với nhiều mặt hàng đa dạng của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nhập khẩu cũng tăng trưởng mạnh, đáp ứng nhu cầu về thiết bị toàn bộ, máy móc, vật tư cho sản xuất và một phần khiêm tốn hàng tiêu dùng cho người dân và nhu cầu chiến đấu.
Có thể khẳng định, thành tựu của ngành Công Thương trong những điều kiện khó khăn, ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ và giải phóng miền Nam rất đáng tự hào và khâm phục, góp phần xứng đáng cho chiến thắng của dân tộc.
Khi cả nước bước vào giai đoạn thống nhất và tiến hành đổi mới, ngành Công Thương cũng như toàn nền kinh tế, phải đối mặt với những hậu quả do chiến tranh để lại và hệ quả của cơ chế thời chiến đã dẫn đến kinh tế và công nghiệp bị trì trệ. Trình độ quản lý còn thấp, lại bị ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chiến tranh kéo dài đã làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ thực hiện công nghiệp hóa đất nước trên phạm vi cả nước, cả miền Bắc và miền Nam đều gặp khó khăn lớn. Thêm vào đó, còn có khó khăn từ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm ảnh hưởng đến tiềm lực kinh tế và nguồn lực của ngành công thương trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, cấm vận. Nền kinh tế nói chung và ngành Công Thương nói riêng trong giai đoạn này đã phải trả giá cho những khiếm khuyết do áp dụng nhất loạt cơ chế thời chiến và bao cấp một cách chưa chuẩn xác trong phạm vi cả nước.
Chính từ những khó khăn, thách thức này, toàn ngành đã có những bước chuyển mình, đổi mới mạnh mẽ, đóng góp vào các đổi mới khác trong nông nghiệp và nền kinh tế, đưa cả nước chính thức bước vào công cuộc đổi mới năm 1986, tạo nên bước ngoặt lịch sử trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Công cuộc đổi mới, với Nghị quyết của Đại hội VI (1986) nhấn mạnh cần tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: Chương trình lương thực thực phẩm, Chương trình hàng tiêu dùng và Chương trình hàng xuất khẩu, tạo tiền đề cho đẩy mạnh công nghiệp hóa ở giai đoạn tiếp theo; đưa nông nghiệp lên vị trí hàng đầu, nhấn mạnh vai trò to lớn của công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp; phát triển công nghiệp nặng một cách có chọn lọc, hợp với sức mình, nhằm phục vụ đắc lực cho ba chương trình kinh tế, không bố trí xây dựng công nghiệp vượt quá điều kiện cũng như khả năng cho phép. Việc thực hiện ba chương trình kinh tế lớn trong kế hoạch 1986-1990 và mấy năm tiếp theo đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ. Các ngành, các địa phương đã thu gọn các công trình xây dựng mới, chuyển hướng đầu tư theo chiều sâu các cơ sở cũ, đồng thời tập trung vốn cho các công trình quan trọng nhất và bảo đảm tiến độ thi công các công trình trọng điểm. Toàn ngành Công Thương, cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới đạt nhiều kết quả rất khích lệ, lạm phát bị đẩy lùi, kinh tế phát triển, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trong nhiều năm.
Đại hội Đảng lần thức VIII (1996) chính thức ghi nhận đất nước đã chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Công Thương có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Những cải cách kinh tế đã được thực hiện trong 20 năm qua (1996-2015) đã cho thấy những chuyển biến rất cơ bản của ngành công thương. Có thể nêu lên ba nhận xét đáng ghi nhận là:
Một là, ngành Công Thương trong 65 năm qua đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình:
Công nghiệp và thương mại đã phát triển mạnh mẽ, đưa Việt Nam là một nước nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu 65 năm trước, đạt 40% GDP các năm bắt đầu đổi mới, ngày nay, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của ngành Công Thương, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm hơn 80% GDP, khoảng 70% thu ngân sách Nhà nước hàng năm, tạo việc làm trực tiếp cho hàng triệu lao động. Việt Nam từ năm 2009 đã trở thành nước thu nhập trung bình với tổng thu nhập quốc dân bình quân GNI vượt 1.000 USD/người và nay GDP bình quân đã đạt 2.200 USD/người.
Về phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, với giá trị gia tăng chiếm hơn 40%GDP, đã xây dựng và hình thành được một số ngành công nghiệp có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu trong nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế, có kim ngạch xuất khẩu khá và đang tiếp tục lớn mạnh, trong đó các nhiều lĩnh vực sản xuất then chốt của nền kinh tế như năng lượng, khai thác khoáng sản, dầu khí, luyện kim, hóa chất, cơ khí và những ngành hàng tiêu dùng thiết yếu như dệt may, giày dép, thực phẩm, nước giải khát. Đã hình thành một số ngành ngành công nghiệp cơ bản tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường và đầu tư ra nước ngoài.
Về thương mại, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế có độ mở lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương với 150% tổng GDP. Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng tới gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu từ mức tổng giá trị đạt hơn 3 tỷ USD lúc mới đổi mới (năm 1986), ngày nay đã tăng hơn 100 lần, đạt 327 tỷ USD (năm 2015), trong đó xuất khẩu đã vượt 80% GDP. Thị trường trong nước có dân số lớn thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khối ASEAN với hệ thống nội thương phát triển đã làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ và thị trường bán lẻ tăng bình quân 26,6%/năm, nhu cầu nội địa đã trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất, chiếm hơn 2/3GDP. Điều đó chứng tỏ hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn ngành đã tăng lên mạnh mẽ.
Hai là, doanh nghiệp Công Thương đã phát triển đa dạng, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển ngành:
Đối với sự phát triển của ngành Công Thương, vai trò của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu chiếm vị trí quan trọng nhất, trong điều kiện nền kinh tế chuyển mạng sang kinh tế thị trường, thực hiện các Hiệp định FTA, nhất là các FTA thế hệ mới, hội nhập sâu.
Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, chủ yếu là dịch vụ phân phối hàng hóa tăng lên nhanh chóng, tạo nhiều việc làm cho nền kinh tế, trong đó có 2,5 triệu cá nhân, hộ gia đình. Ngoài ra còn có hơn 5.000 văn phòng đại diện và 50 chi nhánh của thương nhân nước ngoài, tập đoàn nước ngoài tham gia kinh doanh siêu thị (Metro, Bourbon, Parkson…) tham gia dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ) và các hoạt động phụ trợ khác như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại…
Các doanh nghiệp nhà nước với hiệu quả đang được cải thiện đã chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong các phân ngành công nghiệp và thương mại quan trọng nhất như điện lực, khai thác năng lượng và nhiều ngành như đóng tàu… cũng như các tập đoàn, tổng công ty xuất nhập khẩu của đất nước.
Các doanh nghiệp tập thể và tư nhân trong nước (bao gồm cả kinh tế hộ) ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành Công Thương và toàn nền kinh tế, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các địa phương, tạo việc làm chủ yếu cho cư dân trong nền kinh tế.
Các doanh nghiệp FDI đã tạo nên cầu kết nối vững chắc với thị trường thế giới trong cạnh tranh, xây dựng được nhiều doanh nghiệp có công nghệ cao, có sức cạnh tranh lớn, góp phần chủ yếu đạt mức xuất khẩu cao của cả nước như như điện thoại và linh kiện (năm 2015 đạt hơn 30 tỷ USD), máy tính và phụ tùng (hơn 15 tỷ USD), máy móc thiết bị (gần 9 tỷ USD), phương tiện vận tải (gần 6 tỷ USD) cùng với ngành dệt may (đạt gần 23 tỷ USD… Dấu hiệu tích cực là một số doanh nghiệp hàng đầu đã đẩy mạnh các trung tâm nghiên cứu và thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân viên tại chỗ… Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thu hút FDI thiếu lựa chọn, nhất là các doanh nghiệp công nghệ chưa cao, gây ô nhiễm môi trường, thu hút lao động có trình độ thấp, giá nhân công rẻ và thiếu liên kết.
Các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu đan xen đã thực hiện liên kết với mức độ khác nhau để Việt Nam ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo thành một mắt xích quan trọng liên kết các doanh nghiệp trong mạng lưới sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Ba là, công tác quản lý toàn ngành công thương đã được cải thiện, công tác xây dựng thể chế ngày càng hoàn thiện:
Đứng trước cơ hội mới của thời kỳ toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ mới, cán bộ nhân viên của hệ thống quản lý toàn ngành Công Thương đã có những nỗ lực để cải thiện chất lượng quản trị, cải cách hành chính, công khai minh bạch, tăng cường phân cấp quản lý toàn ngành và từng doanh nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, góp phần đóng góp tốt hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Bộ Công Thương đã trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội thông qua nhiều dự án Luật quan trọng, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thông qua nhiều Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy theo hướng đồng bộ, phù hợp với các cam kết quốc tế trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các các biện pháp về sản xuất kinh doanh (xăng dầu, lương thực,..), xuất khẩu, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng…; theo dõi sát tình hình thị trường để kịp thời, chủ động nắm thông tin thị trường phục vụ công tác điều hành của Chính phủ; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường; khai thác tiềm năng, cơ hội từ các Hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký, giảm dần phụ thuộc vào một thị trường.
Bốn là, thực hiện tốt việc chủ động và tích cực tham gia hội nhập sâu theo đường lối của Đảng:
Trước yêu cầu của bối cảnh mới, ngành Công Thương cũng đã chủ động nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước các định hướng, chính sách và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế hợp lý, tích cực chủ trì, tham gia các tổ chức quốc tế và ký kết các Hiệp định hợp tác đa phương và song phương trong lĩnh vực kinh tế, công nghiệp và thương mại. Đặc biệt, cùng với thực hiện các cải cách bên trong ngành, đoàn đàm phán nước ta đã tiến hành thương lượng thành công hơn 10 Hiệp định tự do thương mại FTA, nhất là FTA trong phạm vi công đồng ASEAN, Hiệp định FTA với EU với chất lượng cao (thế hệ mới) và Hiệp định TPP trong phạm vi 12 nước của Châu Á – Thái Bình Dương. Những thành tựu quan trọng này có ý nghĩa không chỉ đối với ngành Công Thương mà còn góp phần to lớn vào quá trình hội nhập sâu rộng và hiệu quả; hoàn thiện thể chế, luật pháp và tăng cường năng lực quốc gia; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong thời gian tới. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; có sự ổn định về chính trị và xã hội, là những nhân tố hết sức quan trọng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp vào kinh doanh ở Việt Nam.
Thưa Bộ trưởng, xuất khẩu được coi là một trong những điểm sáng của ngành Công Thương trong những năm gần đây. Xuất khẩu cũng được đánh giá sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa khi nước ta đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại đa phương và song phương. Vậy đâu là giải pháp được Bộ Công Thương đề ra để tận dụng tốt nhất những cơ hội trong thời gian tới?
BỘ TRƯỞNG TRẦN TUẤN ANH: Thời gian qua, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là những Hiệp định có mức độ cam kết mở cửa thị trường cao hơn cam kết trong WTO và các FTA đã ký trước đây. Các Hiệp định sẽ tạo động lực mạnh mẽ đối với tăng trưởng xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế của nước ta. Để tận dụng tốt nhất các cơ hội do các Hiệp định thương mại này mang lại, Bộ Công Thương đang và sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng.
Thứ nhất là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã đề ra, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, duy trì ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh.
Thứ hai là, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức đào tạo về lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các quy định cũng như khả năng tận dụng cơ hội trong từng Hiệp định Thương mại nói riêng giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như thách thức, chủ động tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm tận dụng triệt để các lợi ích do các Hiệp định này mang lại. Thứ ba là, tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp đã được nêu tại Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng nâng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, các sản phẩm thân thiện với môi trường… trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Thứ tư là, đổi mới công tác phát triển thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin về ngành hàng, thị trường và các vấn đề nổi bật tại từng thị trường, các vướng mắc, kinh nghiệm xử lý các vướng mắc ở từng thị trường cho doanh nghiệp. Tạo đột phá mạnh mẽ trong công tác xúc tiến thương mại, tập trung vào các hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia và xây dựng thương hiệu quốc gia cho một số mặt hàng nông sản.
Thứ năm là, chú trọng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả, đúng tiến độ các giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016 và Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
Các FTA mới mở ra nhiều cơ hội hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội thuận lợi tự nó không chuyển thành sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, mà phải thông qua sự nỗ lực của các chủ thể từ cơ quan quản lý nhà nước, người dân và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.
Hiện nay còn thực trạng, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự bền vững do còn những hạn chế cơ bản: Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản và khoáng sản chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, chưa có hàm lượng chế biến kĩ thuật – công nghệ sâu, giá trị gia tăng còn thấp; các mặt hàng nông sản hiện đã đến ngưỡng và giá cả phụ thuộc vào thị trường thế giới; công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu nên sản phẩm công nghiệp chế biến chủ yếu là gia công xuất khẩu, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Do vậy, để tăng trưởng xuất khẩu bền vững, giải pháp cơ bản là phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học công nghệ cao. Một số giải pháp có thể chỉ ra là: Tập trung triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Công Thương để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của ngành. Chú trọng phát triển nguồn hàng xuất khẩu. Có biện pháp dài hạn, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm ổn định, bền vững, nhất là các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực, có lượng hàng hóa lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, góp phần bảo đảm chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu và sẽ có lợi thế xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu cũng như tăng tỷ trọng sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước. Bên cạnh đó, cần củng cố, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả công tác phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có thế mạnh, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai thành công từ nhiều năm qua được đánh giá là có vai trò quan trọng của ngành Công Thương. Bộ trưởng có thể cho biết những chương trình hành động mà Bộ Công Thương đã thực hiện, nhằm giúp hàng hóa Việt Nam “phủ sóng” thị trường nội địa?
BỘ TRƯỞNG TRẦN TUẤN ANH: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) được triển khai theo Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị, đến nay đã bước sang năm thứ 7, đem lại những kết quả tích cực, tạo tiền đề để triển khai hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo. Ngay từ khi nhận được Thông báo Kết luận số 264-TB/TW, Bộ Công Thương đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động hưởng ứng CVĐ, tập trung vào các hoạt động chính:
Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan truyền thông tích cực cung cấp thông tin liên quan đến việc triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng trong ngành như các báo, tạp chí, truyền hình tăng cường công tác thông tin, truyền thông, chú trọng nội dung tuyên truyền tập trung vào vận động các doanh nghiệp tổ chức tốt nguồn hàng có chất lượng cao, có thương hiệu do trong nước sản xuất, có giá cả hợp lý về địa bàn thị trường nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, có sự kết hợp với các chương trình quảng bá, khuyến mại, chăm sóc khách hàng.
Trong 7 năm qua, các Sở Công Thương tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức được hơn 2.000 đợt bán hàng về nông thôn và khu công nghiệp với hơn 55.000 lượt doanh nghiệp tham gia, 50.000 gian hàng, thu hút gần 4 triệu lượt người dân địa phương tới tham quan mua sắm và doanh thu mang lại là gần 40 nghìn tỉ đồng. Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới, các đợt bán hàng Việt không chỉ thu hút được người dân trên địa bàn tới tham quan mua sắm mà còn thu hút được đông đảo dân cư của các nước láng giềng như Lào, Campuchia.- Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chủ trì và chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu giữa Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các Hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam; nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, làng nghề với mục đích giúp người tiêu dùng tại địa phương có cơ hội sử dụng hàng Việt Nam với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý; các doanh nghiệp tìm hiểu, tăng cường hệ thống phân phối bán lẻ tại địa phương. Sau hơn 5 năm, các hoạt động này đã kết nối được hầu hết các Sở Công Thương trên cả nước với gần 2.000 lượt doanh nghiệp và có gần 1.000 hợp đồng đã được ký kết.
Thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020, trong đó tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính là: Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi của cộng đồng; Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam và hàng Việt Nam.
Bộ cũng đã tổ chức nghiên cứu, đề xuất tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với một số hàng hóa Việt Nam, hài hòa tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hoạt động thực thi.
Với vai trò thường trực Ban Chỉ đạo 127/TW trước đây và nay là thành viên Ban Chỉ đạo 389, Bộ Công Thương đã tham mưu chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường; kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả đối với hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần bình ổn giá cả thị trường và thúc đẩy sản xuất, cung ứng hàng hóa trong nước phát triển.
Hàng loạt những ngành thuộc sự quản lý của Bộ Công Thương không những đang đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mà còn dần hướng theo giá thị trường, minh bạch hóa và đáp ứng tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng. Vậy thời gian tới, các mặt hàng này sẽ được vận hành như thế nào để minh bạch và đảm bảo đúng định hướng, thưa Bộ trưởng?
BỘ TRƯỞNG TRẦN TUẤN ANH:
Về quản lý, kinh doanh mặt hàng xăng dầu:
Trong công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu trước đây cũng như hiện nay theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã, đang phối hợp tốt, hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của hai Bộ và phân công của Chính phủ tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Theo đó, giá bán xăng dầu trong nước thời gian qua đã bám sát, phản ánh đúng xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, góp phần hỗ trợ giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân. Các thông tin về điều hành giá xăng dầu đã được Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đăng công khai, minh bạch, thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Bộ theo đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, qua đó mọi người dân, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu đều có thể tiếp cận, tham khảo, phục vụ nhu cầu của mình.
Về quản lý, kinh doanh mặt hàng điện:
Nhằm phát triển năng lượng bền vững, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của doanh nghiệp và người dân, đảm bảo tạo môi trường cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành điện, giá bán điện cần phản ánh được các chi phí sản xuất, kinh doanh cũng như đả
CÁC TIN TỨC KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC: